Tư vấn du học

Hotline: 08.3997.6999

Hotline: 0913.933.652

Connect Us facebook Gmail Youtube

Video clip

Cảm nghĩ của sinh viên

Nguyễn Thị Tuyết Mai- phụ huynh SV Lê Mai Nguyên Thảo

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý vị phụ huynh đã tin tưởng chọn công ty Tư Vấn Du Học  ATEC VietNam để làm thủ tục du học cho con em mình trong thời gian qua .

Với phương châm hoạt động tận tâmhiệu quả, kể từ khi thành lập vào năm 1999 cho đến nay, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để tư vấn cho hoc sinh tìm được hướng đi du học phù hợp nhất và nhanh nhất. Ngoài ra, Công ty còn là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và học...

Chi tiết

Tiện ích Website





Danh sách các trường

Chi tiết du học
  • Hệ thống giáo dục
  • Đăng lúc: 28-12-2014 02:09:55 PM - Đã xem: 6766

A - Hệ thống giáo dục Phổ Thông Trung Học bao gồm:

1. Các hệ thống đào tạo ở bậc Trung học
Trung học phổ thông từ 6 năm đến 8 năm:
Hệ thống 6 năm: Chỉ có một giai đoạn từ lớp 7 đến 12. các trường này thuộc loại Combined Junior-Senior High Schools. Để vào học trường này, học sinh phải ít nhất đã hoàn thành lớp 6 ở bậc Tiểu học.
Hệ thống 7 năm: Chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là các trường Junior High Schools (từ lớp 6 đến lớp 9), giai đoạn sau đó là Senior High Schools (từ lớp 10-12). Để vào học trường này, học sinh phải ít nhất đã hoàn thành lớp 5 ở bậc Tiểu học.
Hệ thống 8 năm: Cũng có 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là các trường Middle Schools (từ lớp 5-8, có khi chỉ từ lớp 6-8), giai đoạn sau đó là 4-year High Schools (từ lớp 9-12). Để vào học trường này, học sinh phải ít nhất đã hoàn thành lớp 4 ở bậc Tiểu học.
Trong trường hợp học sinh đã hoàn tất chương trình học lớp 8 ở một trường Tiểu học thì sẽ chuyển tiếp học Trung học tại một trường theo chế độ bốn năm (4-year High Schools).

2. Chế độ đào tạo
Đào tạo ở bậc Trung học Mỹ là theo hệ thống tín chỉ. Nghĩa là, tất cả các môn học và lớp học đều được quy về tương đương với một số lượng tín chỉ nhất định. Học xong chương trình học là hoàn tất hết số lượng các tín chỉ theo yêu cầu, chứ không phải hết năm học.

3. Cấu trúc chương trình
Chương trình đào tạo bậc Trung học Mỹ thường gồm các phần sau:
Môn học bắt buộc (required courses/subjects): Là những môn học truyền thống như Toán, Vật lý, Hóa học, Ngôn ngữ (Tiếng Anh), Sinh học, ...
Môn học tự chọn (elective courses/subjects): Tâm lý học, Nghệ thuật, Âm nhạc, Business (Introduction), Ngoại ngữ (tiếng Tây Ban Nha), Health, ...
Yêu cầu khác: Có thể có một số yêu cầu khác nữa tùy theo từng bang, từng vùng. Nhưng thông thường, những yêu cầu này không trực tiếp thuộc lĩnh vực học tập, mà phổ biến nhất là yêu cầu mỗi học sinh phải thực hiện ít nhất 20 giờ phục vụ cộng đồng (community services) mỗi năm học.


4. Những yêu cầu cho việc tốt nghiệp Trung học
Một chương trình đào tạo 4 năm trung học có thể yêu cầu học sinh phải hoàn tất từ 20-28 credits.

Ngoài ra, tùy trường, có thể học sinh muốn được công nhận tốt nghiệp Trung học còn phải có điểm thi SAT trong vòng hai năm cuối (lớp 11, 12).

5. Bằng cấp hay giấy chứng nhận tốt nghiệp Trung học
Học sinh đạt đủ tiêu chẩn để hoàn tất chương trình học high school sẽ được cấp bằng tốt nghiệp, gọi là High School Diploma. Có nhiều mức bằng tốt nghiệp (sắp xếp từ cao tới thấp, và tùy theo từng bang, không nhất thiết có đủ tất cả các loại bằng dưới đây):

Commonwealth Diploma: Là bằng tốt nghiệp Trung học được xem là "cao cấp" nhất vì để đạt được bằng này học sinh phải hoàn thành nhiều lớp học AP, cũng như có điểm GPA cao.
Honors diploma: Để đạt được bằng này học sinh phải hoàn thành một số lớp học AP (Advanced Placement courses) hay lớp IB (International Baccalaureate courses) và có điểm GPA tối thiểu là 3.
College prep diploma là bắng tốt nghiệp cấp cho học sinh đã hoàn thành chương trình Trung học chuẩn bị cho học sinh vào college hay university.
Standar diploma: Học sinh đã hoàn thành các yêu cầu về môn học tối thiểu để tốt nghiệp.

Riêng những học sinh không đạt đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp sẽ chỉ được cấp giấy chứng nhận đã theo học (certificate of attendance).

6. Chứng thực đạt chuẩn
Do thực trạng giáo dục ở Mỹ quá phong phú và có thể có nhiều khác biệt ở các vùng, miền nên việc chứng thực đạt chuẩn (giáo dục) là yêu cầu rất quan trọng để giá trị bằng cấp của một nơi này (hay trường này) được công nhận ở một nơi khác (hay trường khác). Có thể nói vắn tắt, chứng thực đạt chuẩn là sự công nhận một học khu (hay một trường, một chương trình đào tạo) bảo đảm được yêu cầu về chất lượng đào tạo ở một mức độ nào đó. Một học khu (hay một trường, một chương trình đào tạo) được chứng thực đạt chuẩn tức là chất lượng đào tạo từ nơi đó được bảo đảm, bằng cấp từ nơi đó cấp được chấp nhận trên toàn nước Mỹ.

Tuy nhiên, trong thực tế, đôi khi cũng có sự "chệch" giữa chứng thực đạt chuẩn cấp vùng và cấp quốc gia (regional vs national accreditation). Đó là trường hợp xảy ra khi học sinh có các tín chỉ từ một trường được chứng thực đạt chuẩn từ một tổ chức chứng nhận cấp quốc gia (nationally accredited school), nhưng khi chuyển tiếp những tín chỉ đó đến một trường có chứng nhận đạt chuẩn bởi một tổ chức chứng nhận cấp vùng (regionally accredited school) lại không được chấp nhận! Lý do? Các trường được tự quyền đặt ra các chuẩn riêng của mình. Trong một số trường hợp các trường cho rằng chuẩn của mình, được chấp thuận bởi các tổ chức thẩm định vùng, còn cao hơn cả chuẩn quốc gia.

Duy trì chứng thực đạt chuẩn là việc phải làm hàng năm của các học khu hay các trường.

7. Trường công và trường tư
Các trường công lập có nhiệm vụ cung cấp sự tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng trong lứa tuổi phải đi học bất kể người đó có là công dân Mỹ hay là thường trú nhân hay không. Một đứa trẻ chưa có giấy tờ hợp pháp để định cư tại Mỹ hoàn toàn có thể xin đi học. Nhưng chỉ là đi học thôi, và việc đi học không có làm thay đổi gì tình trạng pháp lý về cư trú của đứa trẻ. Trường công thường không có thẩm quyền cung cấp thư chấp nhận học I-20 cho học sinh quốc tếngoại trừ trường hợp exchanged students(Chương trình trao đổi văn hóa. Học sinh đi theo chương trình này phần lớn là khóa học phổ thông trung học, thời hạn là 01 năm, lọai visa J1. sau khi kết thúc khóa học muốn học tiếp chương trình trung học thì học sinh buộc phải quay về Việt Nam xin lại visa F1)

Các trường tư thục (ở Mỹ phân biệt hai loại trường tư, non-profit và for-profit, chỉ nhận học sinh đủ những điều kiện nhất định vào học, và đương nhiên phải đóng tiền. Nhiều trường tư được có thẩm quyền cấp giấy I-20 để tiếp nhận học sinh quốc tế. Một số lớn các trường tư là trường tôn giáo (phần lớn là Thiên chúa giáo), nên trong chương trình học của họ, học về Kinh thánh (Bible) là một môn học bắt buộc. (Trong khi đó ở trường công lập, tuyên truyền tôn giáo là việc bị cấm hoàn toàn). 

B - Hệ thống giáo dục sau Phổ Thông Trung Học bao gồm: 

1. Trường dạy nghề (Vocational/Technical School) nhấn vào đây xem danh sách trường

Các trường dạy nghề trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu : cơ khí, kỹ thuật, y sinh, máy tính, điện - điện tử, xây dựng, nhà hàng . v. v. . . Học phí thấp so với các lọai hình khác. Chương trình 2 đến 3 năm, bằng Cao Đẳng sẽ được cấp tại lễ tốt nghiệp. Phần lớn các HọC SINH theo học tại trường nghề đơn giản do sở thích cá nhân hoặc muốn theo đuổi một ngành mới. Những người đã có kĩ năng chuyên môn nhằm nâng cao tay nghề của mình. 

2. Cao đẳng Cộng đồng (Community College) nhấn vào đây xem danh sách trường

Có số lượng sinh viên Việt Nam theo học nhiều nhất, dựa vào những ưu điểm sau:

- Học phí thấp hơn rất nhiều so với các trường đại học.

- Quy mô lớp học nhỏ: thông thường khoảng 20-30 sinh viên.

- Chương trình học nhẹ nhàng hơn, giao tiếp giữa học sinh và giáo viên nhiều hơn.

- Sau khi hoàn tất 2 năm, sinh viên chuyển lên năm thứ 3 chương trình đại học 4 năm.

Ngoài ra, nhằm bước đầu làm quen với ngôn ngữ và đời sống tại Mỹ, học sinh quốc tế có thể đến đây theo học các lớp tiếng Anh, làm quen với phương pháp giảng dạy và giáo dục.

Đối với học sinh bản sứ  học hệ cao đẳng phần lớn do chương trình học lấy bằng cấp nghề chỉ yêu cầu 2 năm. Một số khác với mục đích nâng cao chuyên môn. Phần lớn học sinh lớn tuổi, đi làm hoặc đã có gia đình. Họ thường chọn học bán thời gian để có có thể vừa hoàn tất chương trình vừa đi làm. Ngoài ra, còn có một số học sinh sau khi tốt nghiệp trung học vẫn chưa quyết định được ngành nghề thích hợp cho mình, đến với Cao đẳng Cộng đồng như một điểm dừng chân tạm thời, lấy những lớp học khái quát để tìm hiểu thêm về sở thích bản thân. Bên cạnh đó, các học viên đang theo học tại các trường Đại Học cũng có thể đăng ký một số môn học tại trường Cao Đẳng nhằm giảm bớt gánh nặng học phí. 

3. Đại học công lập (Public University) nhấn vào đây xem danh sách trường

Học sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc với các đề tài nghiên cứu và cũng là điểm quy tụ rất nhiều giáo sư có danh tiếng trong chuyên môn.

Lợi thế của học sinh tại những trường đại học công lập so với những học sinh liên thông từ  Cao đẳng Cộng đồng: Học sinh được làm quen với khối lượng nghiên cứu học tập và các yêu cầu khắt khe từ các giáo sư  còn các sinh viên chuyển lên từ Cao đẳng Cộng đồng phải trải qua một khoảng thời gian để điều chỉnh nhịp độ học tập nghiên cứu cũng như phương pháp học.

Do vậy, các sinh viên Đại học công lập có khả năng hoàn tất đúng chương trình học 4 năm của mình trong khi các sinh viên liên thông từ Cao Đẳng Cộng Đồng có thể phải mất thêm thời gian để hòan thành. 

4. Đại học tư thục (Private University) nhấn vào đây xem danh sách trường

Học tại những trường Đại học tư thục, sinh viên phải chịu áp lực với chi phí học tập rất cao. Khác với các trường công lập, học phí của sinh viên bản xứ và quốc tế đều như  nhau. Điều kiện xét tuyển vào các trường đại học tư thục khá khó khăn và cạnh tranh.

Tại các trường này Học sinh được rèn luyện khả năng tự  nghiên cứu. Học sinh được tiếp cận và giảng dạy do những giáo sư hàng đầu nước Mỹ hay những chuyên gia cao cấp trên thế giới.

Ngòai ra còn có các trường thuộc hệ tư thục nhưng nhỏ hơn ( Liberal Arts College).Các trường đại học thuộc loại hình này là hệ thống đại học 4 năm, “Liberal Arts College” nhỏ hơn các “University” về quy mô trường học, số lượng giáo viên và học sinh. Đa số các trường đại học 4 năm này chỉ  đào tạo hệ cử nhân.